Ngày 11/08 theo giờ Ba Lan, Trung tâm Phát triển Kinh tế – Văn hóa – Nghệ thuật Quốc tế (CIECA) đã tổ chức Diễn đàn “Điều kiện Cần và Đủ để nhập khẩu hành hóa vào Châu Âu” tại Thủ đô Warszawa – Ba Lan. Tham dự diễn đàn có 12 doanh nghiệp đến từ Việt Nam do Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam – làm trưởng đoàn, ông Võ Văn Pháp – CT HĐQT BBB Group – Đại sứ Thương mại của Hành trình “Văn hóa Thương mại Việt Nam – Châu Âu”, cùng hơn 20 đại diện của các doanh nghiệp đến từ Châu Âu.

Nằm trong chuỗi “Hành trình Văn hóa Thương mại Việt Nam – Châu Âu”, Diễn đàn “Điều kiện Cần và Đủ để nhập khẩu hành hóa vào Châu Âu” là một trong những hoạt động quan trọng của Hành trình này. Với việc mang các sản phẩm nông sản đã qua chế biến như: Dừa sáp dẻo, dừa sáp sấy khô, xoài dẻo, ít dẻo, thơm dẻo, táo sấy dẻo, đông trùng hạ thảo cùng nhiều sản phẩm khác… tới giới thiệu tại Diễn đàn, đã giúp cho người mua hàng quốc tế là các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa Châu Á tại Châu Âu thực sự quan tâm. Họ đánh giá cao các mặt hàng mang tính tiện dụng, phong phú về chủng loại, mùi vị thơm ngon và giữ được độ tươi ngon…

Trong Diễn đàn, ông Nguyễn Trường Sơn đã có sự chia sẻ mang tính thực tế và nhiều thông tin hữu ích giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao các sản phẩm mới của Việt Nam không chỉ về chất lượng, vị ngon mà còn cả văn hóa của sản phẩm được mang vào trong câu chuyện Xúc tiến thương mại lần này.

Ông Soka – Luật sư Thương mại tại Ba Lan đã mang đến nhiều thông tin hữu ích về những điều kiện cần thiết khi muốn nhập khẩu vào thị trường Châu Âu. Ông chia sẻ, “về mặt hàng tôi thấy chúng thu hút thị hiếu của người tiêu dùng tại đây, nhưng để các bạn có thể bán được nhiều hàng vào Châu Âu, trước tiên công ty của bạn phải uy tín, sản phẩm được sản xuất đúng quy trình theo tiêu chuẩn của Châu Âu, nếu hiện tại sản phẩm của bạn đang có được những chứng nhận tiêu chuẩn của Việt Nam thì bạn cần phải làm thêm 1 bước nữa là phải có chứng nhận tiêu chuẩn của Châu Âu, việc này có thể thông qua các Công ty Xuất nhập khẩu (XNK) nếu bạn chưa đủ điều kiện, họ sẽ hỗ trợ hoặc hướng dẫn bạn làm thủ tục để đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn. Điều quan trọng cuối cùng là năng lực sản xuất của bạn phải đảm bảo cung ứng được để không để đứt mặt hàng khi thị trường đã yêu thích sản phẩm của bạn”.

Nông sản Việt Nam được xách tay tới với doanh nghiệp châu Âu - Ảnh 1.

Trung tâm mong muốn Diễn đàn sẽ là cánh tay nối dài để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

iám đốc Trung tâm CIECA chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp khi có nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính, cần thực hiện bước đầu tiên là khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại mà Trung tâm tổ chức để mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.”

Tiếp lời của Luật sư Soka, đại diện của Công ty Euro EcoFood cũng mong muốn các doanh nghiệp sẽ có bước lớn trong việc hợp tác với họ để có thể trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Châu Âu thông qua khả năng và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK của họ.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, ông Võ Văn Pháp – CT HĐTQ BBB Group cũng bày tỏ mong muốn sẽ nỗ lực trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng Nhà máy chế biến cũng như sẽ đồng hành cùng các hoạt động xúc tiến thương mại của Trung tâm CIECA.

Cũng trong sự kiện quan trọng này, phía Công ty Euro Ecofood, Hãng Willsad cũng đã có chứng nhận về sự hợp tác với Trung tâm CIECA trong các lĩnh vực: Tổ chức diễn đàn thương mại, trao đổi hàng hóa XNK, cung ứng nguồn lao động xuất khẩu, lao động định cư và chăm sóc sức khỏe…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *